đặc điểm vải thun lạnh
Đúng như tên gọi, vải thun lạnh khi sờ cho ta cảm giác mát lạnh, bề mặt của vải thun rất mượt, mịn, trơn bóng.
Thành phần vải thun lạnh
Vải thun lạnh được dệt từ các sợi tổng hợp có thành phần chủ yếu là polyester hoặc nylon. Để tăng sự co giãn, đàn hồi cũng như độ mềm mịn cho vải, người ta sẽ pha thêm sợi spandex với tỷ lệ từ 2% – 5%.
Ứng dụng của vải thun lạnh
Vải thun lạnh được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống thường ngày: Nếu các chị em đang tìm các loại vải thun may váy, đầm thì vải thun lạnh khá thích hợp. Vải thun may váy, đầm cho nữ thường là vải thun Jersey Single vì chúng khá trơn, láng, mịn, mát.
Vải thun lạnh được sử dụng khá rộng rãi khi may quần áo thể thao vì chúng có khả năng thoát hơi rất tốt, không bết dính mồ hôi khi cơ thể hoạt động, di chuyển.
Vải thun lạnh dùng để may đồng phục thể thao
Bảo quản vải thun lạnh
Mặc dù vải thun lạnh có độ bền rất tốt. Thế nhưng, để giữ màu sắc và chất lượng tốt nhất thì bạn cần lưu ý:
Vải thun lạnh không thấm nước và dễ làm sạch nên không cần giặt quá lâu. Tốt nhất bạn nên giặt bằng tay thay vì giặt máy.
Hạn chế sấy khô.
Không phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời.
Không bảo quản quần áo tại những nơi ẩm mốc.
Không là ủi quần áo làm từ vải thun lạnh vì có thể khiến chúng bị co, teo sợi vải.
Đặc điểm của vải thun lạnh
Ưu điểm của vải thun lạnh:
Đa dạng về mẫu mã, màu sắc.
Có nhiều mức giá khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng. Vải thun có mức giá đắt hay rẻ còn phụ thuộc vào chất lượng sợi dệt.
Không thấm nước hoặc nếu thấm thì sẽ rất chậm và ít.
Dễ dàng giặt sạch, bảo quản.
Không nhăn nhúm, nhàu nát.
Bề mặt vải mịn, trơn, láng, khi sờ có cảm giác mát lạnh.
Độ bền cao.
Khả năng thoát ẩm tốt, thoáng khí giúp mang lại sự thoáng mát cho người mặc.
Nhược điểm của vải thun lạnh:
Mặc dù khi sờ ta có cảm giác mát lạnh. Tuy nhiên, do được dệt từ PE, nilon nên khi mặc sẽ khá nóng.
Những sản phẩm được dệt từ sợi nilon nếu gặp nhiệt độ cao sẽ rất dễ bị co, nhão.